Miễn phí vận chuyển với đơn hàng trên 999k

HỌC VỀ EC - EC LESSON 2

HỌC VỀ EC - EC LESSON 2

"Mình đã bỏ tã cho bé, chỉ cho mặc quần rồi tè vô quần"
"Đợi khi bé biết ngồi sẽ cho bé ngồi bô"
"Đợi khi bé biết nói sẽ cho bé đi toilet"
"Đợi khi bé sẵn sàng, mình tôn trọng quyết định của bé"

Muôn vàn những đáp án cho câu hỏi: "Bạn định khi nào sẽ bỏ tã cho bé?" mà CHOI đã nhận được trong năm qua
Tất nhiên CHOI luôn tôn trọng quyết định của bạn, vì bạn xứng đáng được tự chọn lựa điều mà bạn "cảm" được rõ nhất.
------------------------
🌿 Nhưng nếu bạn cần 1 câu trả lời khác, đừng bỏ qua bài viết này nhé.
"Bỏ tã không có nghĩa là tè tự do vào quần không có sự hướng dẫn"
"Bé hoàn toàn đi được vào bô từ khi mới sinh ra nếu được ba mẹ hỗ trợ"
"Bé có thể giao tiếp để thể hiện nhu cầu bằng ngôn ngữ cơ thể trước khi có tiếng nói"
"Đợi khi bé sẵn sàng là điều công nghiệp tã giấy muốn bạn nghĩ"

------------------------
VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẮT ĐẦU BỎ TÃ KẾT HỢP HỖ TRỢ ĐI BÔ CHO BÉ
Chỉ nên bắt đầu sau khi bạn đã vượt qua giai đoạn hậu sản, mọi thứ đã vào quỹ đạo, không còn đau đớn hay áp lực vô hình nào khác (về sữa mẹ, về sự khác biệt trong quan điểm chăm sóc bé có thể gây nên nhiều cảm giác tiêu cực), hãy bắt đầu khi bạn thực sự thoải mái
Chọn thời điểm mà em bé của bạn vui vẻ nhất trong ngày để thực hành, bạn có thành công trong những lần đầu hay không thực sự không quan trọng mấy, mục tiêu là để bé làm quen & chấp nhận ý tưởng mới mẻ này.
------------------------
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, cũng không biết chắc phải bắt đầu từ đâu, hãy bắt đầu bằng cách này nhé:
🌿 THẢ RÔNG & QUAN SÁT 30 PHÚT MỖI NGÀY
- Đặt bé lên 1 miếng lót chống thấm, gấp thêm 1 chiếc khăn xô để bên dưới mông bé, không mặc tã hay quần, đeo tất ống chân hoặc mặc 1 chiếc quần dài không đáy để giữ ấm cho bé nếu trời lạnh, đặt tay lên người bé hoặc làm sao để bé cảm thấy yên tâm có mẹ ở bên.
- Khi cảm nhận thấy bé đã đi tè hoặc ị, bạn phát ra 1 âm thanh tạo tín hiệu, ví dụ như "siiiiiii" khi bé tè, "poooo" khi bé ị, tuỳ chọn bất cứ âm thanh nào bạn thích nhé, nó cũng giúp bé thấy thư giãn hơn.
- Sau 1 tuần thực hiện, bạn xem thử bé có nhịp điệu đi vệ sinh nào không, như: bé thường ị sau khi ti xong, hay tè 2-3 lần liên tiếp 30ph sau khi ngủ dậy...
- Bạn cũng nhớ để ý xem bé có biểu hiện như thế nào khi muốn đi vệ sinh: có vặn mình đỏ mặt khi muốn ị, hay càu nhàu quấy khóc vô cớ dù đã ti no. Mình từng thấy bé con của bạn mình cứ khóc không ngừng chỉ đến khi được bế đi dạo, và lúc được bế đi qua đi lại thì bé đã làm 1 bãi, sau đó gương mặt bé dãn ra thư giãn vui vẻ hết sức.
KHÔNG PHẢI TÃ VẢI, ĐI VỆ SINH ĐÚNG CHỖ MỚI CỨU THẾ GIỚI
← Bài trước Bài sau →